Ăn thuần chay vẫn đẹp như diễn viên và phá vỡ kỷ lục cử tạ
Có thường xuyên “xuất binh” ít hơn 1 phút sau khi “đột nhập”?Giai đoạn nắng nóng đỉnh điểm ở Nam bộ kéo dài 3 tuần
Theo ghi nhận của Thanh Niên, trưa 22.1 (ngày 23 tháng chạp), rất đông người dân có mặt tại khu vực gần chùa Trấn Quốc (P.Yên Phụ, Q.Tây Hồ, Hà Nội) để thả cá chép trong ngày cúng ông Công, ông Táo. Tại đây, có ít nhất 2 chiến sĩ Công an P.Yên Phụ, cán bộ P.Yên Phụ… có mặt để vận động, hướng dẫn người dân thả cá đúng nơi quy định.Do nguồn nước dưới hồ Tây bị ô nhiễm, cá chép thả xuống chỉ sống được vài giờ rồi chết nên Công an P.Yên Phụ đã vận động người dân thả cá chép vào xô rồi chở ra sông Hồng.Tuy nhiên, ở một số điểm không có cơ quan chức năng, người dân tự do thả cá xuống hồ. Một lượng cá chép sau khi được thả đã chết ngay lập tức. "Sáng nay, cá chép dưới hồ Tây chết nhiều, chúng tôi phải vớt một lượt rồi. Những con cá gần bờ không bơi được ra giữa hồ mấy tiếng nữa cũng sẽ chết", một cán bộ tại P.Yên Phụ nói.Mang 3 con cá chép đỏ đến thả ở hồ Tây nhưng được lực lượng chức năng hướng dẫn thả vào xô, anh Đinh Văn Du (trú Q.Tây Hồ) chia sẻ, thả cá chép tiễn ông Công, ông Táo về trời là nét đẹp, tín ngưỡng lâu đời của người Việt. Năm nay, có cả lực lượng công an vận động người dân thả cá chép vào xô rồi chở ra sông Hồng."Chúng tôi rất hưởng ứng hành động này của cơ quan chức năng. Tuy nhiên, vẫn có một số người không làm theo mà đổ cả tro của bát hương xuống hồ khiến nguồn nước ô nhiễm, nay càng ô nhiễm nghiêm trọng", anh Du nói. Theo quan sát, càng về trưa, người dân thả cá càng đông.
Khởi động Tháng Thanh niên và chương trình Tháng ba biên giới tại Đắk Lắk
Ngày 4.3, đại diện Ban Quản lý dự án đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) cho biết, nhằm khắc phục hậu quả sau sự cố "suối bùn" khi thi công đoạn ngầm dự án đường sắt đô thị thí điểm số 3 (metro), đoạn Nhổn - ga Hà Nội, phía nhà thầu sẽ triển khai các biện pháp kỹ thuật để gia cố nền đất, hạn chế nguy cơ lún, nứt trong thời gian tới.Theo đó, nhà thầu sẽ thực hiện 120 mũi khoan và bơm vữa xi măng áp lực cao vào nền đất ở khu vực ngõ 7 phố Giang Văn Minh (P.Kim Mã, Q.Ba Đình). Biện pháp này nhằm cải tạo nền đất yếu, gia cố độ ổn định của khu vực bị ảnh hưởng do sự cố phun trào chất phụ gia trong quá trình đào ngầm thi công.Dự án metro Nhổn - ga Hà Nội được khởi công năm 2009, kế hoạch hoàn thành năm 2015 nhưng nhiều lần lùi tiến độ, dự kiến hoàn thành toàn tuyến năm 2027. Trong đó, đoạn đi ngầm từ ga Cầu Giấy - ga Hà Nội dài 4 km. Theo kế hoạch, tổng thời gian từ khi bắt đầu khoan máy TBM đầu tiên cho đến khi kết thúc máy TBM số 2 là 16 tháng.Vào sáng 3.2, MRB cùng với tư vấn và các nhà thầu khởi công khoan hầm bằng máy đào TBM cho đoạn tuyến đi ngầm của dự án metro Nhổn - ga Hà Nội.Tuy nhiên, đến ngày 20.2, người dân trong ngõ 7 phố Giang Văn Minh bất ngờ phát hiện "suối bùn" trào lên từ các miệng cống thoát nước gần nhà.Nói về nguyên nhân xảy ra sự cố, MRB cho biết có thể do dưới lòng đất còn tồn tại giếng nước hoặc cống thoát nước cũ đã tạo thành đường đi cho phụ gia khoan hầm ngầm metro Nhổn - ga Hà Nội trào lên mặt đất.Do xuất hiện một số điểm có độ lún vượt ngưỡng cảnh báo nên đã có thêm 17 hộ dân trong khu vực xảy sự cố "suối bùn" được di dời khẩn cấp vào tối 27.2.Theo ghi nhận của Thanh Niên tại hiện trường vào sáng 28.2, công trình nhà ở tại địa chỉ số 20 ngõ 7 xuất hiện nhiều vết nứt từ tầng 1 đến tầng 4. Bà Cao Thị Bình (62 tuổi, người giúp việc của gia đình ở số nhà 20) cho biết các vết nứt xuất hiện cách đây khoảng 10 ngày và có dấu hiệu to dần theo thời gian.Đặc biệt, nền tầng 3 bị nứt toác có thể đút vừa cả lòng bàn tay. Riêng nền tầng 2 thì nứt nhẹ, khi đi có cảm giác bên thấp bên cao ở vị trí vết nứt.
Chiều 11.2, Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể T.Ư (Đảng ủy) tổ chức hội nghị công bố các quyết định thành lập các đảng bộ, chi bộ trực thuộc. Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú tham dự hội nghị.Tại hội nghị, Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể T.Ư công bố quyết định thành lập 22 tổ chức đảng trực thuộc; chỉ định ban thường vụ, ban chấp hành, bí thư, phó bí thư cũng như các quyết định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của các tổ chức đảng này.Hội nghị cũng nghe công bố định thành lập các ban tham mưu, giúp việc và Cơ quan Đoàn TNCS Hồ Chí Minh của Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể T.Ư, cũng như tổ chức bộ máy, nhân sự các cơ quan này.Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến việc công bố 22 đảng bộ, chi bộ trực thuộc Đảng bộ MTTQ, các đoàn thể T.Ư sẽ "đi vào lịch sử" Đảng bộ.Ông Chiến cũng cho biết, Ban Thường vụ Đảng ủy cũng thành lập 4 cơ quan tham mưu, giúp việc và Cơ quan Đoàn TNCS Hồ Chí Minh của Đảng ủy; đồng thời bố trí 26 cán bộ, công chức, viên chức và 4 cán bộ hợp đồng do Ban Tổ chức T.Ư giới thiệu làm việc tại các cơ quan này.Ông Chiến yêu cầu các bí thư, cấp ủy các tổ chức đảng vừa thành lập khẩn trương kiện toàn bộ máy và bắt đầu làm việc ngay theo quy chế mới, không để gián đoạn.Bí thư Đảng ủy Đỗ Văn Chiến cũng lưu ý các đảng bộ, chi bộ trực thuộc khẩn trương hoàn thiện phương án sắp xếp tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế và báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt để thực hiện theo mô hình mới từ 1.3 tới."Chúng tôi đã cho ý kiến lần thứ nhất về phương án này, tinh thần chung là thấp nhất cũng giảm 46% đầu mối cơ quan", ông Chiến nói, cho biết, Thường vụ Đảng ủy sẽ cho ý kiến "có tính chất" lãnh đạo một lần nữa về các phương án sắp xếp trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.Ông Chiến cũng nhấn mạnh, quá trình triển khai sắp xếp, tinh gọn bộ máy phải thực hiện đồng bộ các giải pháp chính trị, tư tưởng, tổ chức cán bộ để hạn chế thấp nhất các vướng mắc có thể phát sinh.Ngoài nội dung trên, ông Đỗ Văn Chiến yêu cầu các đảng bộ, chi bộ trực thuộc chuẩn bị kỹ lưỡng cho đại hội đảng bộ các cấp và Đại hội Đảng bộ MTTQ, các đoàn thể T.Ư nhiệm kỳ 2025 - 2030; đặc biệt là về văn kiện và nhân sự, đảm bảo sau đại hội các cơ quan, đơn vị phải hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ của mình."Nội dung cần được quan tâm thảo luận kỹ là đảng bộ, chi bộ cơ quan, đơn vị mình phải làm gì, làm thế nào để đóng góp công sức, trí tuệ vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình, xây dựng đất nước giàu mạnh, phồn vinh", ông Chiến nêu.Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam cũng chỉ rõ, một trong những việc cụ thể là tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân, hội viên, đoàn viên nỗ lực đóng góp để đạt mục tiêu tăng trưởng trên 8% năm 2025 và hoàn thành chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các gia đình chính sách, khó khăn.Cùng với đó là quán triệt, ban hành các chương trình hành động triển khai thực hiện Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển KH-CN, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số. "Đây là nghị quyết có tính chất đột phá để đất nước bước vào kỷ nguyên mới", ông Chiến nhấn mạnh.
Làm nông thức thời: Lúa ông Cua lên núi 'trổ tài'
Ghi nhận của Thanh Niên lúc 18 giờ hôm nay 28.1 (nhằm ngày 29 tết), nhiều người dân TP.HCM cùng gia đình, người thân vào trung tâm TP.HCM đón giao thừa. Các tuyến đường như Đồng Khởi, Tôn Đức Thắng (Q.1)... đông xe.Tại khu vực Đường hoa Nguyễn Huệ và Công viên bến Bạch Đằng (Q.1) đông nghẹt người đến vui chơi, chụp ảnh. Nhiều người háo hức chờ ngắm những màn pháo hoa tầm cao bắn lên từ đầu đường hầm sông Sài Gòn, chào đón thời khắc chuyển giao giữa năm cũ Giáp Thìn 2024 và năm mới Ất Tỵ 2025.Trong dòng người đó có anh Khắc Duy (31 tuổi, ngụ Q.8). Anh cho biết từ 17 giờ chiều đã cùng vợ đi từ nhà cha mẹ ở Q.3 vào trung tâm TP.HCM để vui chơi. Người đàn ông cho biết vừa tham quan Đường hoa Nguyễn Huệ, anh sẽ ra Công viên bến Bạch Đằng để tìm một vị trí ngắm pháo hoa đẹp."Đây là năm thứ hai vợ chồng mình đi xem pháo hoa, kể từ hồi lấy nhau. Thương tết Tây mình không đi xem vì tính chất công việc, Tết Nguyên đán thì thoải mái hơn. Mình rất thích không khí ngày cuối cùng của năm này, Sài Gòn đẹp biết bao nhiêu", anh chia sẻ.Vợ chồng anh Duy cho biết tết năm nay không có kế hoạch du lịch xa mà đón tết cùng gia đình ở TP.HCM. Anh hy vọng năm mới, bản thân và gia đình sẽ gặp được nhiều may mắn, sức khỏe, bình an. Trong khi đó, chị Vy (22 tuổi) cùng bạn bè vào trung tâm TP.HCM đêm giao thừa cho biết chị rất mong chờ được ngắm pháo hoa tối nay. Chị tâm sự bản thân rất thích những sự kiện náo nhiệt, đông người."Hầu như tết nào mình cũng đi xem pháo hoa, với gia đình hoặc bạn bè. Mình nghĩ đó là cách tuyệt vời nhất để chào đón một năm mới. Hôm nay đông xe, nhưng không bằng Tết Dương lịch, mình di chuyển thoải mái hơn. Chúc mọi người đón một năm mới bình an!", chị nói thêm.Như Thanh Niên đã thông tin, theo chỉ đạo của UBND TP.HCM về công tác tổ chức bắn pháo hoa đón giao thừa Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, năm nay địa phương sẽ bắn pháo hoa tại 15 điểm. Đây là số điểm bắn pháo hoa kỷ lục trong dịp Tết Nguyên đán tại TP.HCM, bố trí ở TP.Thủ Đức, 5 huyện: Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè, Cần Giờ và 5 quận: 7, 8, 11, 12 và Gò Vấp.Thời gian bắn pháo hoa từ 0 giờ đến 0 giờ 15 phút ngày 29.1. Cụ thể, có 2 điểm bắn pháo hoa tầm cao tại khu vực đầu đường hầm sông Sài Gòn (P.Thủ Thiêm, TP.Thủ Đức), số lượng 1.500 quả pháo hoa tầm cao, 30 giàn pháo hoa tầm thấp, 10 giàn hỏa thuật. Điểm còn lại tại khu Đền tưởng niệm Liệt sĩ Bến Dược (xã Phú Mỹ Hưng, H.Củ Chi), số lượng 500 quả pháo hoa tầm cao, 30 giàn pháo hoa tầm thấp.